3 cách lắp đèn chiếu sáng sự cố và đèn exit chi tiết nhất hiện nay – Đèn mắt ếch đèn âm trần và đèn exit

3 cách lắp đèn chiếu sáng sự cố và đèn exit chi tiết nhất hiện nay – Đèn mắt ếch đèn âm trần và đèn exit

Bạn đang quan tâm tới cách lắp đèn chiếu sáng sự cố? Đèn chiếu sáng có sự cố mất điện xảy ra. Nhờ ánh sáng của đèn, chúng ta có thể dễ dàng nhận biết được đường đi và thoát nạn một cách nhanh chóng, kịp thời. Dưới đây là hướng dẫn về lắp đèn chiếu sáng sự cố chi tiết nhất.

1. Ba cách lắp đèn chiếu sáng sự cố

Đèn chiếu sáng sự cố được lắp đặt tại các lối đi, hành lang của những công trình lớn như siêu thị, công ty, bệnh viện,…. giúp cho chúng ta nhận biết được nguy hiểm và thoát nạn nhanh chóng.

 

Hướng dẫn 3 cách lắp đèn chiếu sáng sự cố đạt hiệu quả tốt nhất hiện nay

 

1.1 Cách lắp đèn chiếu sáng sự cố mắt ếch

Đèn chiếu sáng sự cố mắt ếch có thiết kế nhỏ gọn, thông minh và vô cùng tinh tế. Đặc biệt với ánh sáng dễ nhìn, đèn chiếu sáng sự cố mắt ếch sẽ giúp cho mọi người có thể nhận thấy một cách dễ dàng khi xảy ra sự cố. 

B1: Chuẩn bị một bộ đèn chiếu sáng sự cố với đầy đủ các phụ kiện kèm theo.

B2: Xác định vị trí lắp đèn.

B3: Tiến hành nối các bộ phận của đèn với nguồn điện có sẵn.

B4: Sau khi lắp đèn xong, bật công tắc và kiểm tra ánh sáng của đèn

Để có được những sản phẩm đèn chiếu sáng sự cố mắt ếch hoạt động ổn định. Mọi người nên nhờ đến sự hỗ trợ của các nhân viên kỹ thuật. Họ sẽ có cách lắp đặt đèn chiếu sáng sự cố chính xác và nhanh gọn nhất. 

1.2 Cách lắp đặt đèn chiếu sáng sự cố âm trần

Đèn chiếu sáng sự cố âm trần thông minh và nhỏ gọn. Sản phẩm được sử dụng công nghệ led mang đến ánh sáng chất lượng cao. Từ đó giúp hỗ trợ trong các trường hợp mất điện đột ngột. 

Sản phẩm với thiết kế tiện lợi nên rất nhiều người sử dụng sản phẩm này để lắp đặt cho các công trình cũng như cho nhà mình.

Bước 1: Chuẩn bị. Để có thể lắp đặt đèn chiếu sự cố âm trần thì chúng ta cần chuẩn bị các dụng cụ bao gồm: 1 bộ đèn, khoan, băng dính…

Bước 2: Khoét lỗ trên trần phù hợp với kích thước của đèn. Sử dụng thước dây đo kỹ đường tròn để có thể khoét lỗ chính xác và chuẩn nhất với đèn; sau đó đánh dấu lại các vị trí. Tiếp đó dùng khoan đục lỗ chuẩn xác với đèn để chuẩn bị tiến hành lắp đặt đèn.

Bước 3: Tiến hành lắp đèn. Đầu tiên chúng ta cần luồn dây điện đến khu vực lắp đặt. Sau đó đưa bộ phận driver và pin tích điện vào lên trước. Sau đó kết nối với nguồn điện.

Bước 4: Lắp đèn vào lỗ khoét. Đẩy tai cài góc 90 độ và hướng về phần đế của đèn. Sau đó  ấn đèn vào lỗ khoét trên trần

Bước 5: Kiểm tra đèn. Sau khi đèn đã được ấn vào lỗ khoét trên trần thì bật công tắc nguồn và kiểm tra ánh sáng của đèn. Bạn nên ngắt nguồn điện để test đèn cho chuẩn xác nhất.

Để có được hiệu quả cao nhất khi sử dụng, chúng ta nên nhờ tới sự góp mặt của các nhân viên kỹ thuật chuyên lắp đặt đèn chiếu sáng sự cố.

Các nhân viên chuyên lắp đặt sẽ hướng dẫn lắp đặt đèn chiếu sáng sự cố âm trần chính xác; nhanh nhất và mang lại hiệu quả cao nhất khi sử dụng.

=>> Xem thêm: Đơn vị lắp đèn chiếu sáng sự cố - exit uy tín nhất TPHCM.

1.3 Cách lắp đặt đèn Exit

Đôi nét về đèn sự cố Exit

Đèn Exit là đèn báo thoát hiểm khẩn cấp khi mất điện giúp mọi người có thể thấy được chỉ dẫn và thoát hiểm. 

Với hệ thống ánh sáng dễ nhìn sẽ giúp cho người bị nạn có thể dễ dàng nhận biết được đường thoát hiểm để kịp thời thoát nạn khi có các sự cố cháy nổ xảy ra.

Cách lắp đặt đèn Exit

Bước 1: Chuẩn bị. Chúng ta cần chuẩn bị bộ đèn exit, và 1 hòm đồ nghề chuyên dụng cho ngành điện.

B2: Xác định vị trí cần lắp. Xác định vị trí lắp đặt đèn sẽ giúp chúng ta biết cách xử lý phần treo đèn như thế nào. Nếu là lắp dưới trần cần thêm bộ phận trei. Nếu lắp trên tường thì trực tiếp khoan vít.

B3: Tiến hành lắp đèn. Đầu tiên bạn sẽ tháo vỏ đèn, vít vỏ đèn chặt vào tường hoặc trên giá treo. Tiếp đó, nối các dây điện của đèn với nguồn điện.

B4: Sau khi lắp xong. Bật công tắc và kiểm tra ánh sáng

Tiêu chuẩn lắp đặt đèn Exit

Đèn thoát hiểm EXIT chính là loại đèn dùng để chỉ dẫn cho người dân lối thoát nạn một cách nhanh nhất. Đèn thoát hiểm này có thể hoạt động ngay cả khi mất điện, giúp cho người dân có thể thuận lợi thoát hiểm. 

Để hiệu quả cảnh báo sự cố đạt được hiệu quả cao nhất thì đèn thoát hiểm Exit cần được lắp đặt đúng vị trí và lắp đặt đúng với tiêu chuẩn của ngành Phòng cháy chữa cháy.

Đèn phải được lắp đặt ở vị trí dễ thấy, phải được lắp bên cạnh lối thoát trực tiếp. Đặc biệt trong những công trình lớn, cần phải lắp đặt đèn thoát hiểm Exit ở nhiều vị trí.

2. Quy định lắp đặt đèn chiếu sáng sự cố

Theo quy định của cục Phòng cháy chữa cháy, tại điều 10.0.6 TCVN 3890:2009.

Đèn chiếu sáng sự cố và chỉ dẫn thoát hiểm phải được trang bị trên lối thoát hiểm của nhà và các khu vực khác như: Những nơi di chuyển của người có khả năng gặp nguy hiểm. Trên các lối đi và cầu thang bộ dùng để thoát nạn, các lối đi chính và tại cửa ra vào của các phòng sản xuất với số lượng nhân viên lớn hơn 50 người.

Đèn sự cố cần được đảm bảo hoạt động tối thiểu là 2 giờ với nguồn điện dự phòng.

Bảng chỉ dẫn thoát hiểm cần phải được ghi rõ ràng với kích thước phù hợp với tầm nhìn.

Đèn thoát hiểm cần phải được đặt tại vị trí phù hợp và các đèn cách nhau không quá 30m.

3. Yêu cầu với đèn chiếu sáng sự cố

Đèn thoát nạn có vai trò rất quan trọng. Chính vì vậy, đèn cần phải đảm bảo các tiêu chuẩn về khoảng cách, về cách lắp đặt,…

3.1 Yêu cầu với đèn chiếu sáng sự cố

Đèn chiếu sáng sự cố bắt buộc phải có nguồn điện dự phòng đảm bảo hoạt động tối thiểu trong vòng 2 giờ.

Đèn chiếu sáng sự cố cần phải đảm bảo có cường độ chiếu sáng ban đầu đạt 10lux. Cường độ chiếu sáng tại bất kỳ điểm trên đường thoát hiểm tối không nhỏ hơn 1 lux.

Đèn chiếu sáng cần phải được lắp đặt tại vị trí dễ nhìn và khoảng cách giữa các đèn tối thiểu là 30m.

Đèn chiếu sáng sự cố cần có thời gian sạc đáp ứng được đầy đủ các tiêu chuẩn kỹ thuật bắt buộc của đèn.

3.2 Khoảng cách đèn chiếu sáng sự cố

Khoảng cách lắp đặt đèn sự cố

Lắp tại cầu thang: Tùy theo chiều cao trần nhà mà chúng ta sẽ lắp đặt đèn vào vị trí thấp hơn 50cm đến 70cm cho trần nhà. Không nên lắp quá cao vì sẽ gây chói mắt, cũng không nên lắp quá thấp bởi như thế sẽ không đủ khả năng chiếu sáng.

Lắp đặt tại nhà máy: Cần lắp đặt đèn tại vị trí có khoảng rộng để đen có thể chiếu sáng hết không gian. Không lắp đặt gần các khu vực bị che khuất gần các đường ống… Khoảng cách tương tự như ở trên.

Khoảng cách lắp đặt đèn Exit

Tất cả các bảng đèn thoát hiểm cần phải đảm bảo có chiều cao tối thiểu là 100mm. Kích thước của bằng thường dùng là 100 , 150 , 200 và 250mm.

Khoảng cách nhìn thấy tối đa tương ứng với từng cỡ bảng chỉ dẫn:

Đèn thoát hiểm cao >100 < 150mm, khoảng cách nhìn thấy được tối đa là 16m.

Đèn thoát hiểm cao >150 < 200mm, khoảng cách nhìn thấy được tối đa là 24m.

Đèn thoát hiểm cao > 200 < 250mm, khoảng cách nhìn thấy được tối đa là 32m.

Đèn thoát hiểm cao > 250mm, khoảng cách nhìn thấy được tối đa là 40m.

4. Những lưu ý khi lắp đặt đèn sự cố, đèn exit

Để lắp đặt đèn sự cố, đèn exit có được hiệu quả sử dụng cao nhất, người sử dụng cần phải ghi nhớ những lưu ý sau:

Lắp đặt đèn chiếu sáng sự cố trong các gian phòng công cộng có  khả năng tập trung nhiều hơn 100 người

Lắp đặt đèn thoát hiểm ở cầu thang bộ, hành lang, những lối đi dùng để thoát nạn với số lượng người lớn 40.

Lắp đèn dọc theo lối đi chính và cửa ra vào của các phòng sản xuất với số lượng nhân viên là lớn hơn 40 người.

Lắp đèn tại vị trí cầu thang bộ với tòa nhà lớn hơn 6 tầng.

Lắp đèn tại các phòng sản xuất không có ánh sáng tự nhiên chiếu sáng.

Lắp đèn sao cho từ bậc đầu tiên đến bậc cuối cùng của cầu thang đều được đèn chiếu sáng.

Lắp đèn thoát hiểm tại vị trí có biển báo cấm.

Lắp đèn tại những nơi giao nhau của hành lang, nơi rẽ.

Lắp đèn tại những nơi có nguy cơ cháy cao. Yêu cầu cách lắp đèn chiếu sáng sự cố phải đảm bảo tiêu chuẩn và có khoảng cách với trần nhà là 0,5m.

Xem thêm: Địa chỉ bán đèn chiếu sáng sự cố và đèn exit rre nhất TPHCM.

Trên đây là thông tin về 3 cách lắp đèn chiếu sáng sự cố chi tiết nhất. Hy vọng bạn sẽ có được những thông tin hữu ích nhất dành cho tất cả mọi người.

 

Lượt xem: 3682
Tin liên quan