QUY ĐỊNH VỀ NẠP LẠI BÌNH CHỮA CHÁY

QUY ĐỊNH VỀ NẠP LẠI BÌNH CHỮA CHÁY 

Bộ công an và Cục cảnh sát PCCC đã đưa ra những quy định chi tiết về nạp sạc lại bình chữa cháy, sau đây là bài viết chỉ mang tính tham khảo thêm được chúng tôi đúc kết, tổng hợp được để người đọc dễ dàng nắm bắt và tiếp cận nhanh hơn, không tránh khỏi những thiếu sót xin nhận sự góp ý của bạn đọc.

1.Tất cả các loại bình chữa cháy đều phải nạp lại sau khi sử dụng hoặc bỏ đi để mua bình mới thay thế cho bình đã sử dụng.

- Nạp sạc bình chữa cháy khi được thanh tra yêu cầu hoặc bảo dưỡng bị thiếu theo đúng quy định của Thông tư 52/2014/TT-BCA.

- Bình chữa cháy được trang bị và chưa sử dụng nhưng đã hết thời hạn bảo hành. Nếu đã hết hạn sử dụng, bột sẽ vón cục và không còn tác dụng chữa cháy được nữa, rất nguy hiểm khi lỡ có sự cố cháy nổ xảy ra.

Do đó chúng ta cần phải xem kĩ hạn sử dụng hay chính là tem bảo hành dán trên bình do các cơ sở cung cấp bình chữa cháy dán trên bình. Tem này cũng thể hiện trách nhiệm bảo hành của cơ sở đó đối với sản phẩm.

Theo quy định của Cục CA PCCC : thời gian kiểm tra định kì các phương tiện chữa cháy ( trong đó có bình chữa cháy ) đối với các doanh nghiệp  có nguy cơ về cháy nổ theo 3 mức :

+ Doanh nghiệp loại A : 3 tháng sẽ kiểm tra 1 lần.

+ Doanh nghiệp loại B : 6 tháng/ 1 lần.

+ Doanh nghiệp loại C : 1 năm sẽ kiểm tra 1 lần.

2.Khi tiến hành nạp lại, phải theo hướng dẫn của người sản xuất.

 2.1.Khối lượng chất chữa cháy nạp lại được xác định bằng cân. Khối lượng toàn bộ bình nạp lại phải bằng khối lượng toàn bộ ghi trên nhãn của người sản xuất. Đối với các bình chữa cháy không ghi khối lượng toàn bộ trên nhãn, trên bình phải ghi nhãn vĩnh cửu chỉ khối lượng toàn bộ.

2.2.Sau khi nạp lại, phải tiến hành thử độ kín ở áp suất tồn chứa và với bình chữa cháy và chai khí đẩy tự xả chất chữa cháy.Khi sử dụng phương pháp phát hiện sự rò rỉ bằng chất lỏng, phải lưu ý ngăn sự nhiễm bẩn chất chữa cháy bởi chất lỏng.

2.3.Bình chữa cháy tạo màng nước (AFFF) và bọt tạo màng floprotein (FFFP) phải được nạp lại chất chữa cháy mới theo hướng dẫn của người sản xuất.

2.4.Chỉ được sử dụng chất chữa cháy theo quy định trên nhãn.

2.5.Mỗi loại bột không được trỗn lẫn hoặc bị làm bẩn bởi loại bột khác.

2.6.Không được chuyển đổi bình chữa cháy từ loại này sang loại khác, hoặc không được sử dụng các loại chất chữa cháy khác nhau.

2.7.Không được sử dụng lại bột chữa cháy còn lại trong bình được nạp lại.

2.8.Bình chữa cháy được bảo dưỡng 5 năm hoặc để thử thuỷ lực phải là bình rỗng. Bột không được sử dụng lại trừ khi sử dụng hệ thống thu hồi kín và chất chữa cháy được tồn chứa riêng trong contenơ được bịt kín ngăn không bị nhiễm bẩn. Trước khi sử dụng lại, bột chữa cháy phải được kiểm tra toàn bộ. Khi có nghi ngờ liên quan đến bột, sự nhiễm bẩn hoặc tình trạng của bột thì phải loại bỏ.

2.9.Đối với tất cả lọai bình chữa cháy không dùng nước phải loại bỏ bất kỳ hơi ẩm nào có trong bình rỗng trước khi nạp lại.

2.10.Bình chữa cháy halon chỉ được nạp lại đúng loại tốt hơn và khối lượng chất chữa cháy theo quy định trên tấm nhãn. Halon dùng để nạp lại phải theo quy định của ISO 7201. Bình chữa cháy đã chứa halon không phù hợp với qui định của ISO 7201 không được nạp lại.

2.11.Việc tháo chất chữa cháy từ bình chữa cháy halon phải được thực hiện bằng hệ thống tháo kín dùng cho halon. Phải kiểm tra bên trong thân bình chữa cháy để phát hiện sự nhiễm bẩn hoặc sự ăn mòn. Chất chữa cháy được giữ lại trong bình tháo của hệ thống chỉ được sử dụng lại khi không có dấu hiệu của sự nhiễm bẩn bên trong được phát hiện trong bình chữa cháy. Halon được tháo khỏi bình có dấu hiệu của sự nhiễm bẩn trong hoặc bị ăn mòn phải được xử lý theo hướng dẫn của người sản xuất bình.

2.11.Các bon dioxit phải theo yêu của TCVN 6100

2.12.Khi nạp lại bình chữa cháy dùng nước, nạp quá mức sẽ gây ra sự xả không đúng. Lượng chất lỏng nạp đúng phải được xác định bằng một trong các cách sau:

– Đo chính xác bằng khối lượng

– Đo chính xác bằng thể tích

– Sử dụng ống chống nạp quá nếu được trang bị.

– Sử dụng dấu nếu được trang bị

3.Cơ sở bảo dưỡng phải lưu ý giữ hồ sơ của tất cả các bình chữa cháy đã được nhân viên của mình bảo dưỡng, kể cả loại dịch vụ bảo dưỡng đã thực hiện.

3.1.Phải ghi thời tiến hành bảo dưỡng và tên, dấu hiệu nhận biết của tổ chức và cá nhân thực hiện.

3.2.Mỗi bình chữa cháy phải có túi nhãn an toàn chỉ năm, tháng thực hiện dịch vụ (bảo dưỡng, nạp lại và thử thuỷ lực) và phải nhận biết được người tiến hành các dịch vụ đó.

3.3.Nhãn ghi dịch vụ không được đặt trước bình chữa cháy .

4.Việc đào tạo và ai là  người có quyền bảo dưỡng bình chữa cháy

- Người có quyền phải được đào tạo ít nhất 3 tháng “công việc đang làm” hoặc kinh nghiệm thực tế và tham gia vào khoá đào tạo. 

- Người có quyền phải thi đạt kết quả ở cuối khoá học. Kỳ thi được tổ chức độc lập do cơ quan có thẩm quyền chỉ định thực hiện.

- Khoá đào tạo do người sản xuất hoặc các tổ chức đủ năng lực và được công nhận thực hiện.

- Người có quyền phải tham gia đào tạo lại định kỳ ít nhất 5 năm.

Các loại bình chữa cháy dưới đây được coi là quá cũ và phải loại bỏ:

a/ Loại axit natri cácbonát;

b/ Loại bọt hoá học;

c/ Loại clobrommetan hoặc cácbon tetraclorua;

d/ Loại không được nạp lại dùng quá 5 năm;

e/ Loại đảo (ngược)

f/ Loại bình vỏ đồng hoặc bron (kể cả bình bơm) được nối bằng hàn vảy mềm hoặc đinh tán;

g/ Loại bình thép được nối ghép bằng đinh tán;

h/ Các loại bình chữa cháy khác được cơ quan có thẩm quyền quy định là không thích hợp hoặc không an toàn khi sử dụng.

>>>>> Xem thêm :  QUY ĐỊNH VỀ NẠP SẠC BÌNH CHỮA CHÁY MỚI NHẤT HIỆN NAY -Nguồn thư viện Pháp Luật

>>>>>  Xem thêm : Nạp bình chữa cháy tại quận 2 tphcm

>>>>>  Xem thêm : Bình chữa cháy renan giá rẻ tại tphcm

>>>>> Xem thêm Thiết bị chữa cháy Tomoken

>>>>> Xem thêm Bảng báo giá nạp bình chữa cháy tại tphcm

 

Lượt xem: 2687
Tin liên quan