Quy định phòng cháy chữa cháy an toàn đối với nhà cao tầng

 Quy định phòng cháy chữa cháy an toàn đối với nhà cao tầng

Những quy định đó bao gồm:

1. Trang bị hệ thống báo cháy tự động

Theo tiêu chuẩn phòng cháy chữa cháy đối với nhà cao tầng, yêu cầu về trang bị hệ thống báo cháy cần được tuân thủ nghiêm ngặt. Hệ thống này cần đảm bảo một số điều kiện sau:

Khả năng phát hiện được đám cháy trong thời gian nhanh chóng.

Tín hiệu được chuyển đi một cách rõ ràng.

Mức độ tin cậy của hệ thống báo cháy tự động cao.

Nếu tòa nhà được trang bị hệ thống báo cháy có kết nối tự động cùng hệ thống chữa cháy thì ngoài khả năng phát hiện đám cháy nhanh chóng, hệ thống này còn phải điều khiển được hoạt động chữa cháy một cách kịp thời.

Nhà đầu tư cần phải kiểm tra khả năng hoạt động của hệ thống tối thiểu 2 lần/năm. Đồng thời phải bảo dưỡng hệ thống này định kỳ 2 lần/năm để đảm bảo hệ thống có khả năng hoạt động tốt nhất. Toàn bộ yêu cầu của hệ thống báo cháy tự động cần phải đáp ứng được tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 3890:2009.

Hệ thống cảnh báo cháy và vòi phun chữa cháy tự động là yếu tố cần quan tâm khi xem xét thuê văn phòng

2. Trang bị bình chữa cháy đầy đủ

Tiêu chuẩn bình chữa cháy cần phải đảm bảo 50 – 150m2/bình. Toàn bộ những khu vực có khả năng cháy nổ lớn đều phải được trang bị bình chữa cháy. Không chỉ như vậy, những nơi đã được trang bị hệ thống chữa cháy tự động cũng cần phải được lắp đặt thêm bình chữa cháy xách tay để đảm bảo an toàn tối đa khi có cháy nổ. Bình phải được bố trí khoa học, không nên tập trung quá nhiều bình chữa cháy tại một khu vực.

Với những khu vực có độ nguy hiểm thấp thì nên trang bị 150m2/bình, với độ nguy hiểm trung bình thì 75m2/bình và nếu mức độ nguy hiểm cao thì 50m2/bình. Các trang bị và lắp đặt bình chữa cháy cần phải đáp ứng tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 3890:2009.

3. Lối thoát hiểm được trang bị hệ thống cửa chắc chắn

Đối các cánh cửa sử dụng thoát hiểm cho hành lang tầng, không gian chủng, phòng chờ, sảnh thì luôn phải được mở tự do từ bên trong mà không cần sử dụng một loại chìa khóa nào. Với những tòa nhà cao tầng có chiều cao từ 15m trở lên, cửa nên làm từ vật liệu cửa đặc hay kính cường lực.

Với buồng thang bộ, cửa ra vào phải được thiết kế cơ chế tự đóng và khe cửa cần chèn kín. Những cánh cửa ở trong buồng thang bộ có thể thể mở trực tiếp ra phía bên ngoài không thể tự đóng và hoàn toàn không cần phải chèn kín phần khe cửa.

Loại cửa ở lối thoát hiểm của các gian phòng hay hành lang cần trang bị cửa đặt có thể đóng tự động và khe cửa được thiết kế chèn kín. Những loại cửa này luôn để mở trong quá trình sử dụng và được trang bị cơ chế hoạt động tự đóng trong trường hợp có đám cháy xảy ra.

Phải có đường chạy thông thoáng dẫn đến cửa thoát hiểm này.

Toàn bộ trang bị cửa thoát hiểm phải đảm bảo quy chuẩn Việt Nam: QCVN 06:2010/BXD.

4. Thiết kế 1 – 2 họng nước tại các điểm trong tòa nhà

Các tòa nhà cao tầng cần phải được bố trí từ 1 – 2 họng nước chữa cháy tại các điểm trong nhà với lưu lượng nước chảy là 2,5l/giây. Những họng chữa cháy này cần phải được đặt ngay lối đi, ở sảnh, hành lang hay các vị trí dễ dàng sử dụng. Phần tâm của họng nước phải nằm ở vị trí có độ cao 1,25m so với bề mặt sàn.

Từng họng chữa cháy phải được trang bị van khóa, lăng phun nước và cuộn vòi mềm theo đúng chiều dài đã được nhà thiết kế tính toàn đáp ứng Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 2622:1995.

5. Được thiết kế tối thiểu 2 lối thoát hiểm

Nhũng tòa nhà cao tầng phải được thiết kế tối thiểu 2 lối thoát hiểm để đảm bảo an toàn cho dân cư và khách hàng đang mua sắm tại đây. Thiết kế này cũng tạo điều kiện làm việc thuận lợi hơn cho đội ngũ chữa cháy trong quá trình thực hiện công việc.

Với những ngôi nhà cao tầng có diện tích ở mỗi tầng tới 300m2 thì thiết kế của hành lang chung hay lối đi cần phải có tối thiểu 2 lối thoát hiểm ở cầu thang. Toàn bộ thiết kế và số lượng lối thoát hiểm phải tuân thủ Tiêu chuẩn việt Nam: TCVN 6160:1996.

Hiện nay chỉ những tòa nhà cao tầng đạt được tiêu chuẩn phòng cháy chữa cháy thì các doanh nghiệp, công ty thuê văn phòng mới có thể xin giấy phép đăng ký kinh doanh.

Quy định chung:

* Theo quy định của TCVN 6160:1996:

– Nhà cao tầng là nhà và công trình công cộng có chiều cao từ 25m đến 100m (tương đương từ 10 tầng đến 30 tầng).

* Theo quy định của QCVN 06:2010/BXD:

– Chiều cao nhà được xác định bằng chiều cao bố trí của tầng trên cùng không kể tầng kỹ thuật trên cùng. Còn chiều cao bố trí của tầng được xác định bằng khoảng cách từ đường cho xe chữa cháy tiếp cận tới mép dưới của cửa sổ mở trên tường ngoài của tầng đó.

– Tầng hầm: là tầng mà quá một nửa chiều cao của nó nằm dưới cốt mặt đất đặt công trình theo quy hoạch được duyệt.

– Tầng nửa hầm: là tầng mà một nửa chiều cao của nó nằm trên hoặc ngang cốt mặt đất đặt công trình theo quy hoạch được duyệt.

 Xem thêm : Nạp sạc bình chữa cháy TPHCM giá rẻ,  giảm giá 50% hôm nay 

 Tham khảo thêm : Nạp sạc bình chữa cháy quận Tân Bình, Tân Phú, Gò Vấp giá rẻ, nạp lấy ngay trong ngày 

Một số giải pháp thiết kế đối với công trình nhà cao tầng:

1. Chữa cháy và cứu nạn:

1.1. Giao thông phục vụ chữa cháy:

– Chiều rộng của mặt đường không được nhỏ hơn 3,5m cho mỗi làn xe. Chiều cao của khoảng không tính từ mặt đường lên phía trên không được nhỏ hơn 4,25m;

– Thiết kế đường và bãi đỗ cho xe chữa cháy, xe thang, xe cần nâng có thể tiếp cận đến từng căn hộ hoặc gian phòng trên các tầng cao. Khoảng cách từ mép đường xe chạy đến tường nhà cho phép từ 8 m đến 10 m đối với các nhà cao trên 10 tầng.

Trong các vùng có khoảng cách này không cho phép bố trí tường ngăn, đường dây tải điện trên không và trồng cây cao thành hàng.

– Dọc theo các mặt ngoài nhà nơi không có lối vào, cho phép bố trí các khoảng đất có chiều rộng tối thiểu 6 m và chiều dài tối thiểu 12 m dùng đậu xe chữa cháy có kể tới tải trọng cho phép của chúng trên lớp áo và đất nền.

– Mặt đường giao thông, phần diện tích đường giao thông đi qua trần tầng hầm, bể nước ngầm (nếu có)….phải tính toán đảm bảo khả năng chịu được tải trọng của xe chữa cháy, xe thang, xe cần nâng khi cần triển khai hoạt động.

– Đối với ngôi nhà có diện tích xây dựng lớn hơn 10.000m2 hoặc rộng trên 100m phải có lối vào cho xe chữa cháy từ mọi phía.

– Ngoài ra với một số yêu cầu đối với đường cụt, thiết kế bãi quay xe phải tuân thủ theo quy định tại mục 5.2; 5.3; 5.4 và 5.6 QCVN 06:2010/BXD.

1.2. Thang máy chữa cháy và các phương tiện cứu nạn:

1.2.1. Yêu cầu đối với công trình phải trang bị thang máy chữa cháy và các phương tiện cứu nạn:

– Trong mỗi khoang cháy của các nhà có chiều cao >28m (trừ nhà nhóm F1.3) bố trí thang máy đáp ứng yêu cầu để vận chuyển lực lượng và phương tiện chữa cháy (theo quy định tại mục 5.14 QCVN 06:2010/BXD).

– Trong các ga ra ngầm có trên hai tầng hầm, trong mỗi khoang cháy phải bố trí ít nhất một thang máy làm việc ở chế độ “chuyên chở lực lượng chữa cháy” (theo quy định tại mục 4.20 QCVN 06:2010/BXD).

– Các nhà chung cư, khách sạn và các loại nhà khác cao từ 25m trở lên và có hơn 50 người trên một tầng phải được trang bị phương tiện cứu người. Việc trang bị loại phương tiện cứu người đối với từng công trình cụ thể sẽ do Cơ quan Cảnh sát Phòng cháy và chữa cháy có thẩm quyền quyết định (theo quy định tại mục 10.1.1 TCVN 3890:2009).

– Các nhà chung cư, khách sạn và các loại nhà khác cao từ 25m trở lên phải được trang bị tối thiểu 01 bộ dụng cụ phá dỡ thông thường (gồm: xà beng, cưa tay, búa, kìm cộng lực…), ngoài ra đối với công trình khách sạn phải trang bị phương tiện bảo hộ chống khói và bố trí trong phòng tại vị trí dễ thấy, dễ lấy. Trang bị tối thiểu mỗi người một khẩu trang lọc độc, khuyến khích trang bị thêm mặt trùm lọc độc (theo quy định tại mục 10.1.9 TCVN 3890:2009).

1.2.2. Thang máy theo quy định pccc phục vụ lực lượng chữa cháy chuyên nghiệp:

* Một số lưu ý khi thiết kế thang máy phục vụ lực lượng chữa cháy chuyên nghiệp: 

– Thang máy được bố trí trong giếng thang đảm bảo yêu cầu chống cháy và có phòng đệm ngăn cháy trước khi vào thang máy ở mỗi tầng. Cấu kiện xây dựng của thang máy như: Giếng thang máy, phòng đệm ngăn cháy, cửa đi ngăn cháy tại phòng đệm, cửa của giếng thang máy phải có giới hạn chịu lửa (theo quy định tại mục 4.23 QCVN 06:2010).

– Phòng đệm có thể chung với buồng thang thoát nạn, trong phòng đệm có họng chờ cấp nước chữa cháy cho lực lượng chữa cháy.

– Kích thước chiều rộng của cabin không được nhỏ hơn 1.100mm, kích thước chiều sâu không được nhỏ hơn 1.400mm và tải trọng định mức không được nhỏ hơn 630 kg. Chiều rộng nhỏ nhất của lối vào cabin phải là 800mm. Khi thang máy chữa cháy được sử dụng có tính đến việc sơ tán người khỏi đám cháy và có sử dụng băng ca hoặc giường hoặc thang máy chữa cháy có hai lối vào thì tải trọng danh định nhỏ nhất phải là 1.000 kg và kích thước chiều rộng của cabin phải là 1.100mm và chiều sâu của cabin phải không nhỏ hơn 2.100mm.

– Vật liệu bên trong của cabin phải là vật liệu không cháy, trong cabin thang máy chữa cháy phải có điện thoại chuyên dụng cho chữa cháy.

– Tại tầng 1 (trệt), thang máy chữa cháy phải có cửa ra thông thẳng ra ngoài nhà hoặc qua lối đi với độ dài không quá 30m để thông thẳng ra ngoài nhà phải có nút bấm dành riêng cho lực lượng chữa cháy thao tác sử dụng.

– Tốc độ của thang máy chữa cháy phải đảm bảo thời gian đi từ tầng phục vụ chữa cháy (thường là tầng 1 hay tầng trệt) đến tầng cao nhất không quá 60 giây.

– Hệ thống điện cấp cho thang máy và chiếu sáng phải gồm có các nguồn điện cung cấp chính và phụ (khẩn cấp, dự phòng, luân phiên) với đường cáp chống cháy.

Ngoài ra: Một số yêu cầu kỹ thuật khác phải đảm bảo theo quy định của TCVN 6396-72:2010 “Phần 72: Thang máy chữa cháy”, TCVN 6396-73:2010 “Phần 73: Trạng thái của thang máy trong trường hợp có cháy”.

Thang máy theo quy định pccc phục vụ công tác chữa cháy ở tòa nhà cao tầng

1.3. Lối ra mái: Theo quy định tại mục 5.7; 5.8 QCVN 06:2010/BXD:

Đối với các nhà có chiều cao lớn hơn hoặc bằng 10 m tính đến diềm mái hoặc mép trên của tường ngoài (tường chắn) phải có các lối ra mái trực tiếp từ các buồng thang bộ hoặc đi qua tầng áp mái, hoặc đi theo cầu thang bộ loại 3, hoặc đi theo thang chữa cháy ngoài nhà.

Số lượng lối ra mái và việc bố trí chúng phải dựa trên tính nguy hiểm cháy theo công năng và các kích thước của ngôi nhà, nhưng không được ít hơn một lối ra:

– Cho mỗi khoảng cách nhỏ hơn hoặc bằng 100 m chiều dài của nhà có tầng áp mái;

– Cho mỗi diện tích nhỏ hơn hoặc bằng 1.000 m2 mái của nhà không có tầng áp mái thuộc các nhóm F 1, F 2, F 3 và F 4;

2. Bậc chịu lửa theo quy định PCCC:

* Theo quy định tại mục 5.1 TCVN 6160:1996: Nhà cao tầng phải được thiết kế với bậc chịu lửa 1 và giới hạn chịu lửa tối thiểu của các cấu kiện chính cũng như vật liệu để làm các cấu kiện đó được quy định trong bảng 1

Bậc chịu lửa của nhà

Giới hạn chịu lửa, phútCột tường chịu lực, tường buồng thang, tường ngăn cháyChiếu nghỉ, bậc và các cấu kiện khác của thangTường ngoài không chịu lựcTường trong

không chịu lực (tường ngăn)

Tấm lát và các cấu kiện chịu lực khác của sànTấm lát và các cấu kiện chịu lực khác của mái

11506030306030

Chú thích: Kết cấu thép cho tầng hầm, mái và sàn phải được bảo vệ bằng vật liệu không cháy, kết cấu phải có giới hạn chịu lửa không nhỏ hơn 60 phút.

* Xác định bậc chịu lửa của nhà và công trình (theo quy định tại bảng 4, phụ lục F và phụ lục H QCVN 06:2010/BXD).

Xác định bậc chịu lửa để đảm bảo an toàn cho công trình

3. Khoảng cách PCCC:

– Khoảng cách PCCC giữa các nhà ở, công trình công cộng trong cùng một dự án hoặc một khu đất được xác định theo mục E1, phụ lục E QCVN 06:2010/BXD.

– Khoảng cách PCCC từ công trình đến đường ranh giới khu đất trong khoảng từ 0m đến <1m, phải đảm bảo các điều kiện sau:

+ Tường ngoài phải là tường ngăn cháy loại 1 (REI 150) đối với nhà có bậc chịu lửa I và II; và là tường ngăn cháy loại 2 (REI 60) đối với nhà có bậc chịu lửa III và IV;

+ Bề mặt ngoài của tường ngoài không được sử dụng các vật liệu có tính nguy hiểm cháy cao hơn các nhóm Ch1 và LT1.

– Khoảng cách PCCC từ công trình đến đường ranh giới khu đất trong khoảng >1m thì cho phép bố trí, cấu tạo một số phần diện tích của bề mặt tường ngoài có tính chịu lửa thấp hơn yêu cầu đối với một tường ngăn cháy và được gọi là phần diện tích không được bảo vệ chống cháy của tường. Diện tích cho phép lớn nhất của phần không được bảo vệ chống cháy của tường ngoài được quy định phụ thuộc vào khoảng cách của tường ngoài đó đến đường ranh giới khu đất của nhà, và được cho trong Bảng E 3 phụ lục E QCVN 06:2010/BXD.xc

– Ngoài ra: Đối với một số công trình nhà cao tầng có thiết kế trạm biến áp đặt ngoài nhà, phải xác định khoảng cách PCCC từ trạm biến áp đến công trình theo quy định tại mục III.2.75 và mục III.2.83 Quy phạm trang bị điện Phần III Trang bị phân phối và trạm biến áp 11 TCN -20 -2006:

Mục III.2.75 (trong phần: Trang bị phân phối và trạm biến áp ngoài trời) quy định: Khoảng trống giữa các MBA trên 1MVA đặt ngoài trời với nhau hoặc với các công trình (toà nhà v.v.) khác không được nhỏ hơn trị số G trong bảng III.2.5.

Nếu khoảng trống trên không đạt trị số G:
– Trường hợp giữa các máy biến áp với nhau: phải đặt tường ngăn có mức chịu lửa trên 60 phút (xem hình III.2.8a).
– Trường hợp giữa máy biến áp và toà nhà: hoặc tường của toà nhà phải có mức chịu lửa trên 90 phút (xem hình III.2.8b) hoặc phải làm tường ngăn có mức chịu lửa trên 60 phút.
                                                             Bảng III.2.5: Khoảng trống giữa các MBA hoặc với công trình

Dung lượng danh định                                                  MVAKhoảng trống G, m

Trên 1 đến 10                                                                             3

Trên 10 đến 40                                                                           5

Trên 40 đến 200                                                                        10

Trên 200

 

 

Lượt xem: 1346
Tin liên quan