Quy định pháp luật về bảo quản, bảo dưỡng bình chữa cháy

Quy định pháp luật về bảo quản, bảo dưỡng bình chữa cháy

Bình chữa cháy là một trong những phương tiện chữa cháy thông dụng. Pháp luật quy định về bảo quản, bảo dưỡng bình chữa cháy như sau:

Phân loại bình chữa cháy

Theo quy định tại khoản 1 Điều 15 Thông tư 52/2014/TT-BCA thì bình chữa cháy được phân loại như sau:

– Loại 1: Bình có áp suất nén trực tiếp với chất chữa cháy là nước, nước có phụ gia hoặc bọt;

– Loại 2: Bình có áp suất nén trực tiếp với chất chữa cháy là bột;

– Loại 3: Bình dùng chai khí đẩy với chất chữa cháy là nước, nước có phụ gia;

– Loại 4: Bình dùng chai khí đẩy với chất chữa cháy là bột;

– Loại 5: Bình chữa cháy các-bon dioxide.

Yêu cầu bảo quản, bảo dưỡng

– Kiểm tra niêm phong và cơ cấu an toàn của bình để xác định bình chữa cháy đã sử dụng hay chưa sử dụng;

– Gắn biển hoặc ghi nhãn gắn vào bình sau khi đã bảo quản, bảo dưỡng;

-Thay thế chốt an toàn và lắp niêm phong mới.

Hình thức bảo quản, bảo dưỡng

Bảo quản bảo dưỡng bao gồm bảo quản, bảo dưỡng thường xuyên và bảo quản, bảo dưỡng định kỳ. Cụ thể:

Bảo quản, bảo dưỡng thường xuyên

Đối với các bình loại 1, 2, 3, 4 và 5:

– Kiểm tra bên ngoài thân bình để xác định có bị gỉ sét. Nếu bình bị gỉ sét không đáng kể thì phải bảo dưỡng để tiếp tục sử dụng; nếu bình bị gỉ sét, ăn mòn nhiều thì phải loại bỏ;

– Cân bình chữa cháy hoặc sử dụng phương thức thích hợp để kiểm tra bình chứa khối lượng chất chữa cháy chính xác. Đối chiếu khối lượng so với khối lượng được ghi khi bình đưa vào sử dụng lần đầu;

– Kiểm tra lăng phun, vòi phun của bình và vệ sinh sạch sẽ; nếu hư hỏng phải thay thế.

– Kiểm tra các thiết bị chỉ áp suất. Nếu áp suất giảm hơn 10% hoặc nhiều hơn so với mức giảm lớn nhất theo hướng dẫn của nhà sản xuất thì phải thực hiện theo chỉ dẫn của nhà sản xuất;

– Kiểm tra cơ cấu vận hành và kiểm soát sự xả (nếu được lắp) đối với loại bình chữa cháy được thiết kế có cơ cấu vận hành tháo ra theo hướng dẫn của nhà sản xuất;

 Xem thêm : Báo giá nạp bình chữa cháy khuyến mãi 50% hôm nay 

Đối với bình loại 3 và loại 4:

– Làm sạch bên trong, bên ngoài bình; kiểm tra bên trong, bên ngoài thân bình để phát hiện sự ăn mòn và hư hại. Nếu bình bị ăn mòn ít hoặc hư hại không đáng kể thì phải bảo dưỡng để tiếp tục sử dụng; nếu bình bị ăn mòn nhiều thì phải loại bỏ;

– Mở bình chữa cháy hoặc tháo các đầu lắp ráp để kiểm tra chất lượng bình;

– Kiểm tra bên ngoài chai khí đẩy để phát hiện sự ăn mòn và hư hại. Nếu chai khí đẩy bị ăn mòn và hư hại thì phải thay mới. Cân chai khí đẩy và kiểm tra khối lượng so với khối lượng ghi trên chai. Chai khí đẩy có khối lượng chất chứa ít hơn khối lượng nhỏ nhất được ghi hoặc chai được phát hiện bị rò rỉ thì phải sửa chữa, nạp đủ hoặc thay bằng chai mới;

– Nạp lại bình chữa cháy tới mức ban đầu (bình loại 3), bù lại lượng nước bị mất. Đối với nước có phụ gia hoặc dung dịch tạo bọt thì nạp lại bình theo hướng dẫn của nhà sản xuất. Kiểm tra và vệ sinh sạch sẽ lăng phun ống nhánh, lưới lọc và ống phun trong van xả khí (nếu được lắp);

– Kiểm tra bột trong bình (bình loại 4), cụ thể: Khuấy trộn bột bằng cách lắc và dốc ngược bình. Nếu có dấu hiệu vón cục, đóng cục không phun được thì phải thay tất cả bột chữa cháy và nạp lại bình bằng bột chữa cháy của nhà sản xuất. Kiểm tra, chỉnh sửa và vệ sinh sạch lăng phun, vòi phun, ống phun;

– Kiểm tra vòng đệm, màng ngăn và vòi phun; thay thế nếu bị hư hỏng;

– Lắp lại bình theo hướng dẫn của nhà sản xuất.

Đối với bình loại 5:

– Kiểm tra, vệ sinh loa phun, vòi phun chữa cháy; thay thế nếu bị hư hỏng;

– Thực hiện phép thử dẫn điện bộ vòi chữa cháy.

Bảo quản, bảo dưỡng định kỳ

Sau 5 năm (tính từ ngày sản xuất), bình chữa cháy các loại 1, 2 và 3 phải được bảo dưỡng như sau:

– Phun xả bình chữa cháy hết hoàn toàn. Sau khi phun, áp kế phải chỉ áp suất “0” và thiết bị chỉ thị (nếu được trang bị) phải chỉ vị trí đã phun;

– Mở bình chữa cháy và làm sạch bên trong thân bình; phát hiện sự ăn mòn và hư hại bên trong thân bình. Nếu bình bị ăn mòn ít, hư hại không đáng kể thì bảo dưỡng để tiếp tục sử dụng; nếu bình bị ăn mòn nhiều thì phải loại bỏ;

– Kiểm tra, làm sạch lăng phun, lưới lọc và vòi phun, lỗ thông, (hoặc các cơ cấu thông hơi khác) ở trong nắp hoặc bộ van và ống xả trong;

– Kiểm tra vòng đệm bịt kín và vòi phun (nếu được lắp) và thay nếu bị hư hỏng;

– Kiểm tra cơ cấu vận hành về việc chuyển động;

– Lắp ráp và nạp lại bình chữa cháy.

Trên đây là nội dung bài viết Quy định pháp luật về bảo quản, bảo dưỡng bình chữa cháy. Nếu có vướng mắc trong quá trình giải quyết hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn nhanh nhất.

>>>>> Xem thêm : Quy định về nạp sạc bình chữa cháy mới nhất hiện nay.

>>>>> Nguồn coppy từ thư viện pháp luận nguyên văn

Lượt xem: 615
Tin liên quan